[Ôn thi CPA môn Tài chính] Bài tập định giá trái phiếu có lời giải
“Định giá chứng khoán” hay “định giá trái phiếu và cổ phiếu” tuy không phải là 1 trong 3 chủ đề chủ chốt trong đề thi CPA môn Tài chính nhưng 3 năm trở lại đây, dạng bài này lại xuất hiện nhiều gây bất ngờ cho khá nhiều sĩ tử vì đã coi nhẹ việc học ôn dạng bài “khó mà dễ” này. Rất có khả năng kỳ thi CPA năm nay sẽ lại có mặt của dạng bài “định giá trái phiếu và cổ phiếu” nên để không bị bản thân bị bất ngờ và chuẩn bị cho mình một hành trang thật vững vàng, mời bạn đọc theo dõi bài giảng này cùng 3 bài tập môn Tài chính có lời giải để nắm chắc bài thi này nhé.
I. Chứng khoán là gì?
Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành.
Chứng khoán bao gồm các loại: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, chứng khoán phái sinh. Tuy nhiên, trong phạm vi đề thi CPA môn Tài chính thì chúng ta chỉ nghiên cứu 2 loại là: Trái phiếu và Cổ phiếu
II. Trái phiếu là gì?
– Trái phiếu được hiểu là công cụ nợ dài hạn do Chính phủ hoặc công ty phát hành nhằm huy động vốn dài hạn.
– Trái phiếu thông thường sẽ là “công cụ nợ” – tức là nguồn vốn vay. Lợi nhuận bạn nhận được không liên quan trực tiếp đến kết quả hoạt động của người đi vay.
Tiền lãi được hưởng = Mệnh giá x Lãi suất danh nghĩa
Trong đó:
Mệnh giá là giá trị được công bố của trái phiếu
Lãi suất danh nghĩa là lãi suất mà người mua trái phiếu được hưởng
III. Các loại trái phiếu
Cách phân loại trái phiếu thì có nhiều, tuy nhiên, phục vụ cho việc định giá trái phiếu thì chúng ta sẽ cần quan tâm đến thời gian đáo hạn của trái phiếu.
Và theo đó sẽ có 3 loại trái phiếu:
1. Trái phiếu vĩnh cửu: Là trái phiếu không bao giờ đáo hạn
2. Trái phiếu có kỳ hạn được hưởng lãi: Là loại trái phiếu có xác định thời hạn đáo hạn và lãi suất được hưởng qua từng thời hạn nhất định (hàng năm), theo lãi suất công bố trên mệnh giá trái phiếu và được thu hồi lại vốn gốc bằng mệnh giá khi trái phiếu đáo hạn.
3. Trái phiếu có kỳ hạn không được hưởng lãi: Là loại trái phiếu không trả lãi định kỳ mà được bán với giá thấp hơn nhiều so với mệnh giá. Vậy, tại sao nhà đầu tư lại mua trái phiếu không được hưởng lãi? Câu trả lời là vì nhà đầu tư sẽ nhận được phần chênh lệch giữa giá mua gốc của trái phiếu với mệnh giá của nó.
IV. Nguyên tắc định giá trái phiếu
Định giá trái phiếu bằng cách xác định giá trị hiện tại của toàn bộ thu nhập nhận được trong thời hạn hiệu lực của trái phiếu
Công thức định giá trái phiếu
1. Trái phiếu vĩnh cửu
Nguyên tắc: Định giá bằng Giá trị hiện tại của dòng tiền hàng năm vĩnh cửu
Ta có công thức: Pd = I / rd
Trong đó:
I là tiền lãi cố định hàng năm
rd là chi phí sử dụng vốn
2. Trái phiếu có kỳ hạn được hưởng lãi
Nguyên tắc: Định giá bằng Giá trị hiện tại của dòng tiền hàng lãi hàng năm và tiền gốc khi đáo hạn
Ta có công thức: Pd = I * AF + MG / (1 + rd)^n
Trong đó:
I là tiền lãi cố định hàng năm
AF là hệ số chiết khấu của dòng tiền đều. Xác định theo công thức AF = [1-(1 + r)^(-n)] / r
MG là mệnh giá trái phiếu
n là số kỳ hạn của trái phiếu cho đến khi đáo hạn
rd là chi phí sử dụng vốn
3. Trái phiếu có kỳ hạn không được hưởng lãi
Nguyên tắc: Định giá bằng Giá trị hiện tại của dòng tiền gốc nhận được khi đáo hạn
Ta có công thức: Pd = MG / (1+rd)^n
Trong đó:
MG là mệnh giá trái phiếu
n là số kỳ hạn của trái phiếu cho đến khi đáo hạn
rd là chi phí sử dụng vốn
Kho tài liệu ôn thi CPA tại TACA:
Điều kiện hồ sơ thi CPA:
#hocvientaca #taca #onthicpahieuqua
Nguồn: https://bhutanjournals.com/
Xem thêm bài viết khác: https://bhutanjournals.com/giao-duc/
Xem thêm Bài Viết:
- Giới Thiệu Công Ty Du Học Hàn Quốc Emmanuel Hải Phòng Giám Đốc Nguyễn Tiến Cường
- Tiếng Anh giao tiếp thông dụng theo chủ đề – Ghi nhớ các từ vựng MÀU SẮC bằng tiếng Anh cực đơn giản
- Lời tiên tri trong cuốn sách BẢY BÍ MẬT CỦA VŨ TRỤ – Tác giả Judy Johnson chia sẻ
- Bài tập 1 trang 168 SGK Đại số 11 (Toán 11, Đạo hàm của hàm số)
- Ngữ văn Lớp 7 – ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ 2 Năm 2020 #2